Vườn quốc gia đẹp tựa xứ thần tiên
Nằm ở vùng Patagonia (Nam Chile), công viên Torres Del Paine nổi tiếng với những ngọn núi hùng vĩ, những tảng băng trôi xanh biếc và các vùng đất trũng là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã quý hiếm như guanaco. Nơi đây được mệnh danh là vùng đất tận cùng thế giới bởi vị trí địa lý sát Nam Cực. Tới Torres Del Paine, du khách có thể ngắm cảnh đẹp siêu thực bên hồ Grey, thác Paine, hồ Sarmiento...
Vùng Patagonia từng là nơi sinh sống của loài người từ năm 10.500 TCN với sự tồn tại của nhiều nên văn hóa khác nhau và dòng người di cư liên tiếp, nhưng miền đất này chỉ được thế giới biết đến từ thế kỷ 16 trong chuyến đi của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Magellan.
Ngày nay, du khách đến Torres Del Paine có thể ghé hang Milodon để tìm hiểu về sự sống lâu đời từng tồn tại ở vùng Patagonia.
![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
![]() |
Kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới
Là khu dự trữ sinh quyển, được UNESCO công nhận vào năm 1978, Torres del Paine sở hữu thảm thực vật đa dạng và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm. Năm 2013, VirtualTourist đã thực hiện cuộc thăm dò ý kiến bình chọn của các thành viên khắp thế giới về điểm đến thiên nhiên đặc biệt nhất để trở thành kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới. Sau cuộc bỏ phiếu của hơn 5 triệu người, công viên bảo tồn thiên nhiên quốc gia Torres del Paine nhận được số phiếu bình chọn cao nhất trong số 330 điểm đến khắp thế giới. Thời gian thích hợp để ghé thăm Torres del Paine là từ tháng 12-2. Nhiệt độ lúc này mát mẻ, trời có nắng, thuận lợi cho việc tham quan, khám phá công viên.
![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thành cổ Biên Hòa là một di tích có tuổi đời trên 200 năm hiện hữu ngay trung tâm thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).
" alt=""/>Tuyệt cảnh ở nơi tận cùng Trái ĐấtKhuôn viên ngôi đình rộng chừng 2000m2. Qua khỏi cổng tam quan, du khách được đi vào khu đất rộng với hàng trăm cây cổ thụ bao quanh. Bên trái, tấm biển công nhận di tích ghi rõ tiểu sử của Thành Hoàng.
Qua nhiều lần trùng tu, đình vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ - kiến trúc đình làng đặc trưng Nam bộ. Tường gạch bao quanh. Cột, đòn tay, rui mè đều bằng gỗ sao. Mái ngói phủ rêu xanh mang đậm dấu ấn của thời gian.
Giữa điện thờ, một tấm biển lớn sơn son thiếp vàng dòng chữ "Phan Tướng Công Linh Thần". Có lẽ đây là một trong rất ít các ngôi đình có ghi rõ danh tánh Thành Hoàng được thờ tự.
![]() |
Bên trong sân đình. |
Chân dung Thành Hoàng được đặt trang trọng giữa điện. Ông Lê Minh Trí, người giữ đình cho biết bức phù điêu này chính là sắc phong của vua Khải Định, phong cho cụ Phan làm Thành Hoàng ở ngôi đình này vào năm 1924. Vì là sắc phong của vua nên phải đặt ở vị trí cao nhất và chỉ được mở mỗi năm một lần vào dịp cúng đình ngày 12.10 âm lịch.
Nội dung tấm sắc phòng này ghi bằng chữ Hán được lược địch như sau: "Nay sắc cho xã Tương Bình Hiệp, tổng Bình Phú tỉnh Thủ Dầu Một phải phụng thờ Tam giác tiến sĩ Hiệp tá đại học sĩ... Trẫm ban bửu chiếu phong cho ông vào bậc Đoan túc dực bảo trung hưng tôn thần, chuẩn cho phụng thờ ông làm thần để che chở và giúp đỡ dân...
Ông Trí cho biết thêm, sắp tới sẽ tổ chức cho bà con đi Bến Tre để viếng mộ cụ Phan. Cụ Phan được thờ ở nhiều nơi trong đó có Văn thánh miếu Vĩnh Long nhưng chỉ có ở Tương Bình Hiệp mới được công nhận là Thành Hoàng của vùng đất Bình Dương này.
Nỗi oan khó giải
Vị Thành Hoàng của đất Bình Dương chính là cụ Phan Thanh Giản. Cụ sinh năm 1796, quê ở làng Bảo Thạnh huyện Ba Tri, Bến Tre, năm 1826 cụ được bổ làm quan dưới triều Minh Mạng sau khi đã đỗ tiến sĩ và tiếp tục dưới các triều Thiệu Trị, Tự Đức.
![]() |
Điện thờ. |
Dưới triều Tự Đức, cụ từng được cử đi sứ ở nhiều nước châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, cụ đã thất bại trong sứ mệnh qua Pháp để chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Khi về nước, cụ được phong làm Tổng đốc Vĩnh Long kiêm kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây.
Trước sức mạnh về quân sự, Pháp quyết tâm đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây. Thành Vĩnh Long bị bao vây, Phan Thanh Giản liệu sức mình không thể chống lại được nên đã tìm cái chết. Sau khi nhịn ăn 17 ngày, ngày 4/8/1867 cụ uống thuốc độc quyên sinh. Trước khi chết, cụ dặn dò con cháu không được hợp tác với Pháp. Từ lời dặn này, sau đó các con của cụ, Phan Liêm, Phan Tôn, Phan Ngữ đã chống Pháp quyết liệt.
![]() |
Bên trong sân đình |
Trong bức sớ gửi cho vua Tự Đức có đoạn cụ viết: "Tội tôi đáng chết không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ". Tình thế đất nước đang lúc rối bời, cả triều đình lẫn vua Tự Đức đều gán tội làm mất thành, mất đất cho cụ và ban lệnh xử trảm, mặc dù cụ đã chết. Cụ còn bị xóa hết phẩm hàm, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ. Mãi đến năm 1886, cụ mới được khôi phục lại chức vị. Năm Khải Định thứ 9, cụ được sắc phong làm Thành Hoàng ở Tương Bình Hiệp đến nay.
Hàng năm cứ đến ngày 12 thang 10 âm lịch, người dân khắp nơi đổ về đình Tương Bình Hiệp để viếng cụ Phan. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiếu Học cho biết, một văn thư chính thức của viện Sử học phúc đáp cục Di sản văn hóa đã xác nhận Phan Thanh Giản có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc trên lĩnh vực ngoại giao, chính trị, văn học, sử học. “Với nhận thức mới trên quan điểm lịch sử cụ thể, nhân vật Phan Thanh Giản xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau”, viện Sử học kết luận.
Là nghiên cứu sinh, làm mẹ đơn thân, lại vừa được bầu chọn là ‘Công dân danh dự của thành phố Seoul’, Minh Phương cùng lúc thực hiện nhiều vai trò khác nhau.
" alt=""/>Tiến sĩ Phan Thanh Giản từng chịu oan khuất, được phong Thành Hoàng ở Bình DươngTrong thau, huyết và lòng heo đầy ắp tỏa ra mùi thơm. Bên cạnh thau huyết, một chồng bát, những lọ gia vị, chiếc thau nhỏ đựng hành và một thùng giữ nhiệt chứa đầy nước lèo đã nêm nếm đủ gia vị.
![]() |
Chị Loan luôn nở nụ cười. |
Chị chủ quán, Nguyễn Thị Thanh Loan, 32 tuổi múc một miếng huyết cho vào tô. Xong, một tay cầm kéo một tay cầm kẹp, chị cắt nhỏ từng miếng lòng cho khách. Chị làm không ngơi tay nhưng lúc nào trên môi chị cũng nở nụ cười: 'Anh ăn gì, em lấy cho'. 'Chị thích thứ nào cho em biết em làm cho chị'.
Tô huyết múc xong, chồng chị - anh Trần Phương Thanh, 34 tuổi, bỏ hành, thêm chút ớt, tiêu rồi bưng ra bàn cho khách.
Một tô huyết chưng gồm huyết và lòng heo. |
Khách càng lúc càng đông. Chỉ mới hơn 6 giờ sáng mà trong thau chỉ còn nước, vài miếng huyết và một chút lòng. 'Chỉ còn chừng 5 tô nữa thôi chú ơi', chị nói với chúng tôi. 'Khách của con nhiều người thấy thương lắm. Có người từ Thủ Đức, Quận 2 (TP.HCM), có người từ Bến Cát, Biên Hòa lặn lội tìm đến. Đa số những vị khách này đều gọi điện đặt hàng trước. Họ đến, ăn tại chỗ rồi mua thêm mang về nhà'.
![]() |
Đôi vợ chồng từ Thủ Đức tìm đến. Người chồng cho biết, cả hai đi từ lúc 5h sáng nhưng đến nơi đã sắp hết. |
Những tô cuối cùng đã được mang ra cho khách. Anh Thanh bắt đầu thu dọn. Chị Loan gom lại những lọ gia vị. Các khách đến trễ đều quay xe trở về sau khi nghe câu nói của chị: 'Hết rồi anh ơi. Mai anh đến sớm chút nghen'.
Đông khách nhưng không dám phát triển
Quán huyết chưng vỉa hè của vợ chồng chị Loan, anh Thanh chỉ mới bán chưa được 2 năm. Trước đây cũng tại địa điểm này đã có 2 người phụ nữ đứng bán. Họ là mẹ chồng, con dâu bán được hơn 30 năm và đã nghỉ cách nay 3 năm do tuổi già sức yếu.
Chị Loan từng là công nhân tại KCN Việt Hương trong suốt 11 năm. Thu nhập không đủ trang trải, chị nghỉ việc định về bán chè. Người anh của chị, là công nhân trong lò mổ khuyên chị nên bán món huyết chưng. Tất cả nguyên liệu anh cung cấp với đảm bảo là nguyên liệu sạch.
Chị mày mò, tìm tòi tự chế biến ra món ăn này mà không qua học hỏi bất cứ ai. Chị Loan cho biết trong món huyết chưng của chị ngoài huyết là nguyên liệu chính, phần còn lại là lòng heo gồm cật, phèo, bong bóng, lá mía, và óc... Riêng bao tử, tim, gan có giá đắt nên chỉ ai đặt chị mới làm. Tất cả những nguyên liệu ấy chị ướp gia vị rồi nấu theo dạng phá lấu.
![]() |
Nhiều khách phải chờ mới mua được hàng. |
Mỗi ngày, vợ chồng chị thức dậy lúc 2h sáng vào lò lấy lòng và huyết rồi ra chợ mua thêm phụ liệu. Về đến nhà lúc 3h, hai vợ chồng bắt tay vào chế biến đến 4h30 thì đưa lên xe đẩy ra bán.
'Khách càng lúc càng đông. Những ngày đầu tụi con bán đến 8 - 9 giờ sáng. Rồi sau đó là 7 giờ và nay thì chú thấy đó, mới 6 giờ sáng đã hết. Cũng nhờ bán như thế mà kinh tế gia đình con đỡ hơn trước rất nhiều', chị nói.
'Khách đông, chị có muốn phát triển công viêc kinh doanh của mình không?'. 'Dạ không chú ơi. Chú phải biết làm nghề này quan trọng nhất là vệ sinh nguyên liệu. Lòng và huyết heo phải tự tay anh con cung cấp con mới dám làm. Mua ở thị trường con không tin và con cũng chỉ làm bấy nhiêu thôi', chị trải lòng với chúng tôi ...
Cảm được nỗi khó nhọc của những cảnh đời khó khăn, anh Đào Văn Vĩnh (27 tuổi) đã mở quán 'Bánh mì 0 đồng' để chia sẻ bớt nhọc nhằn, mưu sinh.
" alt=""/>Người Sài Gòn dậy từ mờ sáng, đi chục km để ăn món đặc biệt